Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Nếu con đường bạn đang đi không mang tên Đại Học

Con đường Dấn thân và Lập nghiệp sẽ không có “lá me bay”, sẽ không có “hoa hồng lãng mạn”; nó là con đường nhiều thử thách, lắm chông gai nhưng có con đường thành công nào là con đường bằng phẳng? “Ví thử đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai?” (Nguyễn Công Trứ). 

Cho dù với trường hợp nào, bạn thi rớt hay vì hoàn cảnh nên chưa thể bước chân vào đại học, điều đó không hề ngăn cản bạn tìm thấy và nắm lấy cơ hội của mình. Và cơ hội ấy mang tên Dấn Thân và Lập Nghiệp. 

Cơ hội không nhất thiết là mình phải đạt được những thứ giống người khác đạt được. Không vì người ta đỗ đại học, mình cũng phải đỗ đại học mới gọi là có cơ hội. Phần lớn do quan niệm của xã hội, áp lực bởi kỳ vọng của cha mẹ và sự hướng nghiệp chưa đầy đủ của nhà trường nên chúng ta hoang mang khi phải lập nghiệp trên con đường không mang tên đại học. Tuy nhiên dù hoàn cảnh thế nào, chúng ta vẫn có thể có cơ hội để vươn lên nếu chúng ta không tự làm mình gục ngã. Nếu con đường bạn sẽ đi không mang tên là đại học, nếu bạn không có kế hoạch ôn luyện để thi lại (vài) lần nữa, bạn vẫn còn có nhiều cơ hội khác để chọn lựa, đừng phân vân, một trong số những con đường ấy mang tên: Dấn Thân và Lập Nghiệp. 

Đại học (ĐH) không phải là con đường duy nhất để đến thành công. Bạn hoàn toàn có thể gầy dựng nên sự nghiệp mà không cần đến tấm bằng ĐH. Sự thành công trên ghế nhà trường (tức chuyện học hành) không đảm bảo cho sự thành công trong sự nghiệp. Nói cách khác, không phải cứ học giỏi, bằng cấp cao là sẽ thành công trong công việc, sự nghiệp. Điều này, bạn hoàn toàn có thể thấy ngoài thực tế rằng có rất nhiều người đỗ ĐH, có bằng cấp, học lực tốt nhưng vẫn khó xin việc, khi đi làm thì lại rất chật vật với công việc và mức thu nhập không cao. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thấy hàng trăm, hàng ngàn tỉ phú, triệu phú, những vị giám đốc không có bằng ĐH, thậm chí là trình độ học vấn rất thấp trên khắp thế giới cũng như ngay ở Việt Nam nhưng đã thành công. Vậy, những gì bạn cần chỉ là cháy bỏng ước mơ và sự nỗ lực để khai phá tiềm năng của bạn. 

Trượt ĐH hay học hành kém cỏi không có nghĩa là bạn cũng kém cỏi. Mỗi một con người có một tố chất riêng và một trong những tố chất đó là có phù hợp với con đường học hành hay không? Người nào có tố chất dễ thành công trong học hành, họ có thể trở thành nhà khoa bảng, nhiều bằng cấp; bạn không có tố chất học hành, bạn có thể làm doanh nhân và đi thuê những người có bằng cấp về làm việc cho mình. 

Hãy biến ước mơ thành sự thật, kiên trì với quyết tâm và thật sự nỗ lực bạn sẽ thành công. Không thành danh cũng thành nhân, đừng phân biệt sang hèn cao thấp mà chọn nghề; nên tùy nghi theo hoàn cảnh thực tế, khả năng thật sự và sở thích của mình để vững bước trên con đường đã chọn. 

Không ai là người vô dụng, nhưng để tìm ra và phát huy điểm mạnh của mình bạn hãy sẵn sàng cố gắng và dám thất bại, bạn sẽ khống chế được nỗi sợ hãi của mình. Bạn sẽ trưởng thành bất kể những gì bạn làm dù là thành công hay thất bại. Nếu đã chọn lựa, bạn hãy vững tin bước đi trên con đường lập nghiệp, bạn hãy chọn và “sống” với nghề không chỉ là để kiếm tiền mà nó còn chính là cơ hội để bạn học hỏi kinh nghiệm cho thành công sau này. 

ĐH chỉ là một trong rất nhiều con đường đi đến đích thành công chứ không phải là duy nhất. Nếu bạn có ước mơ, có khao khát, sẵn sàng nổ lực để hoàn thiện bản thân và quyết tâm đeo đuổi đam mê của mình thì bạn hoàn toàn có thể đặt chân lên đỉnh vinh quang mà không cần phải học ĐH. 

Có nhiều con đường, con đường chọn nghề để lập nghiêp sẽ là một lựa chọn của bạn? Vậy bạn có tin tưởng vào bản thân mình không? Ngoài kia dưới bầu trời lồng lộng, con đường dẫn đến thành công vẫn đang vẫy gọi…

Bạn sẽ chọn: Bằng cấp hay Kiến thức?

Một công việc bán thời gian phù hợp chuyên ngành đang học vừa để chi tiêu thêm trong đời sống SV, vừa để trau dồi và thực hành trực tiếp những kiến thức khô khan trên giảng đường và học hỏi thêm những kiến thức thực tế luôn là sự yêu thích của SV. Bạn sẽ có cơ hội cọ sát với môi trường làm việc của doanh nghiệp, vừa kiếm thêm thu nhập cho mình. Hãy thử tưởng tượng sau này khi ra trường, bạn viết vào lá đơn xin việc những kinh nghiệm bạn đã có qua hàng loạt công việc bán thời gian trong thời gian bạn còn đi học, điều đó sẽ thu hút nhà tuyển dụng như thế nào. Nhưng hãy cẩn thận, đừng quá ham mê làm thêm quá mà bê trễ nhiệm vụ chính của SV là học tập nhé. 

Có bằng cấp cao thì dễ xin được việc làm tốt, nhưng cái quyết định hiệu quả công việc lại là kiến thức. Bạn là một sinh viên nhưng có thật sự bạn đang học để tích lũy kiến thức hay chỉ đến lớp điểm danh mỗi ngày và chờ đến ngày nhận bằng? 

Trước đây, xin việc là phải có bằng, bằng càng cao thì càng dễ xin việc. Nhiều công ty trước đây tuyển một vị trí công nhân sửa chữa bảo trì cũng đòi hỏi ứng viên có bằng cao đẳng, hay tuyển thư ký cũng cần bằng đại học. Người học cần phải có bằng cấp thật cao, thật nhiều nhưng thực tế lại không cần thiết trong công việc. Dẫn đến tình trạng thừa kỹ sư, cử nhân mà thiếu công nhân, thiếu người thợ. Người học tuy trình độ khác nhau nhưng ai cũng phải lo cho xong phần mình là phải có đủ mọi loại bằng thì mới mong tìm được việc. Điều đó dẫn đến thói quen học tập rất thụ động trong phần lớn sinh viên (SV). 

Nhưng ngày nay ... 

Nếu trả lời câu hỏi: “Bạn đi học vì bằng cấp hay kiến thức?” Chắc hẳn không ít SV sẽ dễ dàng xác định mục tiêu hàng đầu của mình là kiến thức. Ai cũng hiểu được tầm quan trọng của kiến thức và kỹ năng thực sự trong công việc. Trong bối cảnh đất nước mở cửa ngày càng nhiều, kinh tế thị trường ngày càng phát triển và cạnh tranh khốc liệt, xã hội chỉ dung nạp những con người giỏi thực sự và con người sẽ được trả công xứng đáng với những gì mình cống hiến. Không nhà đầu tư nào muốn bỏ ra một khối tiền để trả lương cho những người không có năng lực, hay trả lương theo bậc kỹ sư để con người đó làm những công việc của một công nhân. Vì vậy, năng lực làm việc thực sự của người lao động ngày càng được đề cao. Mà năng lực đó phải được xây dựng và phát triển dựa trên nền móng là kiến thức mà bạn đã được học không chỉ trên ghế nhà trường mà còn trong những hoạt động thực tế. Học để lấy kiến thức ngày càng là điều tất yếu đối với tất cả mọi người. 

Hãy học vì kiến thức 

Xác định mục tiêu học để tích lũy những gì cần thiết cho công việc mai sau, bạn hãy học một cách tích cực và chủ động. Nhiều SV ngày nay vẫn còn hay đổ lỗi tất cả cho chương trình giáo dục lỗi thời hay phương pháp tổ chức giảng dạy cổ hủ và so sánh nhiều với SV nước ngoài có những ưu tiên lợi thế trong học tập mà không nhận ra rằng chính bản thân của mình đang rất thụ động. Kiến thức ở mọi nơi xung quanh ta, phải thu gom, phải chủ động nắm bắt lấy nó. Không nên vì chương trình giáo dục lỗi thời, phương pháp lạc hậu mà cũng lạc hậu, lỗi thời theo. 

Học chủ động là như thế nào? 

- Đầu tiên là bạn hãy tự học. Đừng đợi kiến thức do thầy cô mang đến nhồi nhét vào đầu bằng cách đọc chính tả. Thầy cô chỉ là những người hỗ trợ bạn trong việc học tập. Hãy tìm hiểu thật nhiều, đọc sách thật nhiều, trau dồi nhiều bài tập và tại liệu liên quan đến môn học của mình. Chủ động thắc mắc, tự giải đáp thắc mắc và trực tiếp tham khảo ý kiến của thầy cô. Hãy làm quen với thư viện trường và giành nhiều thời gian ở đó. Lập nhóm học tập, cùng nhau trao đổi sẽ tạo sự hứng khởi và mang lại hiệu quả học tập cao. 

- Hãy tham gia những khóa học ngắn hạn để trau đồi những kỹ năng xung quanh chuyên ngành học của mình. Ngày nay, trong công việc, những kỹ năng mềm đóng vai trò rất quan trọng để bạn hoàn thành công việc của mình và thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp. Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình... hay những khóa học về ngoại ngữ, tin học. Nhà tuyển dụng ngày càng đánh giá cao những kỹ năng này. Người ta cho rằng, trong thành công của người lao động ngày nay chỉ có 25% là từ kiến thức trên ghế nhà trường còn 75% là từ những kỹ năng mềm kể trên. Do đó, đây cũng là những kiến thức cần thiết mà bạn phải tích lũy song song với kỹ năng cứng từ trường chính quy. Tuy nhiên, dù học cái gì bạn hãy cố gắng thật sự để lãnh hội nó, không thôi bạn lại đi vào vết xe đổ là chạy theo bằng cấp đấy nhé. 

Có vẻ như có rất nhiều cách để bạn học tập một cách chủ động mà tích lũy cho mình kiến thức và kỹ năng thật sự. Nhưng tất cả sẽ không thành công nếu bạn không bắt đầu ngay từ lúc này. Hãy phát huy thế mạnh sức trẻ để thu gom thật nhiều kiến thức. Bạn sẽ có một thời khóa biểu bận rộn nhưng không kém phần thú vị. Hãy để bằng cấp làm đúng nhiệm vụ của nó là chứng minh giá trị thực của bạn còn giá trị thực của bạn sẽ đảm bảo cho bạn một tương lai thành công.

"Lấy lòng" những nhà tuyển dụng

Nhà tuyển dụng thường thích những ứng viên chăm chỉ và tỉ mỉ với bất kỳ công việc gì. Những ứng viên chịu khó dành thời gian tìm hiểu thông tin về công ty cũng như chuẩn bị cách ứng xử khi tham gia phỏng vấn sẽ là người chiếm ưu thế nhất. 

Ngay khi nhận được thư mời phỏng vấn của nhà tuyển dụng, bạn cần lên kế hoạch chi tiết để vượt qua "cửa ải" cuối cùng trên chặng đường tìm việc. 

Bạn băn khoăn không biết nhà tuyển dụng sẽ ghi nhớ, ấn tượng với những kiểu ứng viên nào? Dưới đây là đáp án: 

Ứng viên chuẩn bị kỹ càng nhất 
Trước khi đi phỏng vấn, bạn cần tìm hiểu về hoạt động của công ty, đặc biệt là những vấn đề mà công ty đang gặp phải (như khả năng cạnh tranh toàn cầu của họ còn yếu, thiếu đội ngũ giàu kinh nghiệm…). Khi bạn có thể nói về tiểu sử và tình trạng hiện tại của công ty một cách trôi chảy, bạn sẽ chiếm được cảm tình của người phỏng vấn. Và nếu bạn đưa ra được giải pháp cho một trong các vấn đề của công ty, chắc chắn bạn sẽ được tuyển dụng. 

Ứng viên cư xử tự nhiên nhất 
Hầu hết các ứng viên khi đi phỏng vấn đều đọc qua sách báo và hỏi những người có kinh nghiệm về cách trả lời các câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn, vì thế giữa các ứng viên sẽ có sự tương đồng trong cách trả lời và ứng xử. 

Do đó khi phỏng vấn, nếu bạn cư xử tự nhiên và bằng thực lực của mình trả lời nhà tuyển dụng, bạn sẽ để lại ấn tượng với họ. Nếu bạn thẳng thắn và trung thực về điểm mạnh - điểm yếu của bản thân, bạn sẽ càng được đánh giá cao. 

Ứng viên biết cách hỏi thông minh nhất 

Nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn một buổi phỏng vấn “hai chiều”, nhưng họ cũng muốn chiều ngược lại đó phải thật sự sáng tạo. Họ muốn ứng viên đặt ra những câu hỏi thể hiện sự thông minh, có chiều sâu kiến thức chứ không phải những câu hỏi rập khuôn trên sách báo. 

Trong quá trình phỏng vấn, bạn có thể hỏi những câu hỏi về cách tổ chức của công ty hay cơ hội thăng tiến đối với nhân viên trong công ty...

Làm gì khi mới bắt đầu đi làm?

Nếu bạn có những thói quen hay sở thích cá nhân “ngộ nghĩnh” nào đó như ngoáy bút, nhai cao su… thì bạn có thể tạm ngưng nó trong khi làm việc. Bởi vì khi bạn “phát huy” chúng ở đây thì chính bạn đang tạo ra cho mình những rắc rối. Các đồng nghiệp sẽ không hài lòng với bạn đâu. 

Dù bạn có làm gì thì bạn cũng sẽ trải qua sự bắt đầu. Để có những khởi đầu thật êm đẹp và nhận được sự ủng hộ của mọi người thì bản thân bạn là yếu tố tiên quyết. Mỗi người mỗi cách, nhưng bạn có thể tham khảo một số cách sau: 
Thái độ nghiêm túc khi tiếp nhận công việc 

Trải qua các vòng tuyển chọn có phần gắt gao của nơi làm việc mới và bạn đã được nhận vào làm. Để thuyết phục được mọi người, bạn nên tỏ ra mình là người biết lắng nghe và chịu học hỏi. Các bạn hãy cố gắng làm tròn nhiệm vụ của mình dù đôi khi nó có sự “thử thách”. 

Đi làm đúng giờ 

Giờ giấc là một điều cơ bản trong nội qui của công ty bạn. Nếu bạn là người nghiêm túc thì bạn cũng phải là người đúng giờ với công việc. Các lí do bạn đưa ra để giải thích cho việc đến trễ của mình sẽ không được chấp nhận nếu bạn còn tiếp tục ở những ngày sau. Vì vậy, các bạn hãy cố gắng đến sớm hơn một chút để tạo một không khí tốt cho phòng làm việc của mình. Các đồng nghiệp của bạn sẽ thấy hài lòng khi nhận thấy những điều mà bạn đã làm khi đến sớm đó. 

Trang phục công sở không nên quá cầu kì 
Đúng vậy, bạn không nên quá cầu kì với cách ăn mặc của mình nhất là khi bạn đang là một nhân viên mới. Bạn nên tìm hiểu về quy định trang phục của công ty để ngày đầu tiên của bạn thật suôn sẻ nhé! Bạn vẫn có thể gây được ấn tượng với các đồng nghiệp của mình nếu bạn biết cách thể hiện chúng sao cho bắt mắt. 

Phải biết tiếp thu trong quá trình làm việc 

Với bất kì một nhân viên mới nào cũng đều gặp những khó khăn dù ít dù nhiều. Và trong trường hợp đó, bạn nên mạnh dạn hỏi đồng nghiệp của mình để rõ vấn đế. Các bạn không nên làm việc trong tình trạng lơ mơ, hiệu quả không tốt và sẽ đánh mất thiện cảm của bản thân với mọi người. Hãy tạo cho mình mối quan hệ thân thiện với môi trường làm việc bởi vì đó là một tập thể. 

Hãy cẩn trọng với những gì mình làm 
Thông thường những ngày đầu tiên bạn sẽ được bố trí làm quen với các công việc nhẹ nhàng để tránh áp lực và cách làm việc ở công ty. Thế nhưng, bạn không nên chủ quan với những công việc tưởng chừng đơn giản ấy. Đây chính là cơ sở để cấp trên đánh giá bạn là người như thế nào. Tất cả những gì được chuyển đi từ bàn làm việc của bạn đều phải được đảm bảo, tránh những sai sót không đáng có. 

Chấp nhận những lời nhận xét của mọi người dành cho mình 
Bạn phải xác định rằng mình đang là nhân viên mới, mọi thứ đều có thế xảy ra ở đây. Dù bạn không hoàn thành công việc, dù bạn sẽ nhận được những lời nhận xét có phần “khó chịu” của mọi người dành cho mình thì cũng phải tiếp thu. Từ những lần như vậy bạn mới có thể rút ra kinh nghiệm làm việc cho mình. Các bạn đừng tỏ thái độ không hài lòng khi bị nhận xét nhé, không tốt cho bạn chút nào đâu. 

Tôn trọng môi trường làm việc 

Ai cũng sẽ phải trải qua những ngày đầu tiên như thế và tất nhiên sự thành công hay không là phụ thuộc vào bạn. Chúng tôi chỉ muốn sẻ chia những gì mình có với tất cả mọi người. Chúc các bạn có những ngày khởi đầu may mắn và tốt đẹp.

5 kiểu “săn” việc gây lãng phí thời gian

Đừng nộp tiền cho bất kì nhà tuyển dụng nào hay kí kết hợp đồng có thỏa thuận phải nộp tiền. “Những nhà thu dụng nhân tài thực sự, cũng được xem như những nhà tư vấn tìm kiếm hoặc nhà tuyển dụng bên thứ ba, sẽ không nhận tiền của bạn. Họ được người đứng ra tuyển dụng trả tiền để lấp kín những công việc còn trống”.

Dù bạn đang thất nghiệp hay đang tìm việc thì thời gian luôn được ví như tiền bạc, vì vậy bạn không nên lãng phí vàng bạc của mình để theo đuổi những điều vô vọng. Bởi nhiều con đường có thể dẫn bạn đi vào ngõ cụt, tức là bạn cũng sẽ rỗng túi. 

Việc tìm kiếm khi sử dụng những phương pháp thử và thật, đặc biệt là mạng, sẽ dẫn bạn đến với công việc kế tiếp, chứ không phải là những chiến thuật có vẻ liều lĩnh. Tránh năm kiểu săn việc dưới đây để không phải đối mặt với những hậu quả tồi tệ nhất: 

1. Cầu may 
Đừng mù quáng gửi bản lý lịch của bạn một cách tự nguyện, qua điện tử hay cách nào đó khác, cho bất kỳ công ty nào mà không liên hệ trước. 

Ryan, người sáng lập ra AskLizRyan.com nói rằng: “Việc tung ra các lá đơn xin việc không đạt chuẩn và những bản lý lịch không phân định rồi ngồi cầu nguyện chỉ dành cho người tìm kiếm việc làm trong vô vọng. Việc đó không hề có tác dụng, và dù 10 năm hay hơn thế nữa thì cũng vẫn vô tác dụng”. Hãy thiết lập mối liên hệ trước khi gửi một lá đơn theo yêu cầu và, “bạn thậm chí còn có thể tùy biến bản lý lịch của mình nếu yêu cầu của công việc có đòi hỏi”. 

2. Xếp hàng ở hội chợ việc làm 
Ryan thừa nhận: “Thật buồn khi phải nói ra, nhưng hầu hết các hội chợ việc làm chỉ thêm lãng phí thời gian. Nên tránh những hội chợ việc làm kiểu ồ ạt, ở đó có vô số những nhà tuyển dụng dựng lều rạp, nhưng sẽ chẳng có ai nhận lý lịch cả”. Cũng có một vài hội chợ việc làm có giá trị. Ryan, cựu quản trị nguồn nhân lực, chú ý đến những hội chợ việc làm được tổ chức trong trường đại học và lưu ý đến giờ mở cửa rõ ràng của công ty. Đề cập đến mạng việc làm để học hỏi nếu có bất kì ai có thể giới thiệu những hội chợ đáng giá. “Hỏi xung quanh trước khi bạn chuẩn bị đến hội chợ việc làm hoặc những rủi ro khi thời gian bị lãng phí và cái tôi của bạn cũng bị đụng chạm”. 

3. Kiếm những chứng chỉ mà không ai muốn 
Thông thường sẽ cảm thấy ít tự tin hơn vào những kĩ năng của mình nếu bạn đang gặp phải thời điểm khó khăn khi tìm việc, nhưng đừng dồn hết thời gian vào bất kì khóa đào tạo thêm nào trừ khi bạn chắc chắn nó sẽ mang lại những kết quả tiến bộ. 

Ryan tiết lộ: “Trước khi bạn đăng kí vào một chương trình đào tạo chứng chỉ, hãy kiểm tra bảng công việc để đảm bảo rằng các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu nó. Thật không có ý nghĩa gì khi đầu tư thời gian và tiền bạc vào một tấm chứng chỉ mà chẳng ai cần đến”. 

4. Trả tiền cho người thu dụng nhân tài 
 Cô cũng cảnh báo: “Nếu một nhà tuyển dụng gọi điện hoặc email cho bạn để nói rằng anh/cô ấy có việc còn trống, sau đó mời bạn đến văn phòng của anh/cô ấy để bàn bạc và giới thiệu với bạn một loạt các dịch vụ đào tạo nghề, thì hãy từ bỏ ngay. Những chuyên gia tìm kiếm thực sự sẽ không lấy một xu nào từ ứng cử viên của họ”. 

5. Đăng kí vào dịch vụ chuyển phát lý lịch qua fax 
Chiến thuật rất cổ và rất liều này sẽ bị chặn hoàn toàn trước khi đến tay người tuyển dụng và hơi có vẻ giống với thư giác. Ryan nói: “Các dịch vụ gửi đến hàng trăm, hàng nghìn lý lịch của bạn có thể rất đáng giá trong vòng 20 năm về trước. Hiện nay, chúng hầu như là vô nghĩa, bởi vì nó khiến các nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu khi nhận được những bản lý lịch họ không yêu cầu. Hãy quên những dịch vụ chuyển phát đó và tự mình nghiên cứu thật cẩn thận để đến với người đưa ra quyết định bằng những thông điệp mà họ thực sự muốn nghe”.

Làm sếp - Đâu chỉ là “màu hồng”

Làm sếp, nghĩa là bạn đang gánh trên mình trọng trách lớn hơn một nhân viên bình thường. Những đãi ngộ hấp dẫn luôn đi liền với cả áp lực nặng nề, tuy nhiên, rất nhiều người đã biết cách vượt qua áp lực đó để thành công và tạo dựng sự vững chắc cho vị trí mà mình đang có, thậm chí còn vươn lên những cấp cao hơn. 
Mức lương cao ngất ngưởng, có quyền “ăn to nói lớn”, được cấp dưới và nhiều người trọng vọng… Nhưng đằng sau viễn cảnh đầy màu hồng ấy, nhiều sếp cũng có lúc chẳng muốn làm sếp chút nào. 

Đi làm được chừng 5, 6 năm, Khoa, nhân viên IT của một công ty phần mềm có tiếng ở Hà Nội được cấp trên đề bạt lên làm trưởng phòng, thế là bỗng dưng từ một anh lính quèn, Khoa được những người vốn là đồng nghiệp gắn theo “mác” sếp mỗi khi gọi tên hay nhắc đến anh. Tất nhiên, Khoa rất vui vì điều đó. Hồi mới là anh chàng cử nhân công nghệ thông tin ra trường, phải đạp xe hết nơi này đến nơi khác xin việc, Khoa đâu dám mơ ngày mình được ngồi vào cái vị trí như ngày hôm nay. Nhưng chuyện Khoa lên làm sếp, theo nhiều người, là điều hoàn toàn xứng đáng. Khoa có năng lực, ăn nói khôn khéo, biết lấy lòng người và đặc biệt rất có trách nhiệm trong công việc, chỉ có điều so với đồng nghiệp trong phòng thì Khoa còn khá trẻ nên lãnh đạo cũng họp bàn mãi mới quyết định cân nhắc anh. 

Từ ngày làm trưởng phòng, Khoa mới thấm thía nỗi khổ của những người được gọi là sếp. Chẳng khi nào Khoa được ngơi tay, lúc nào anh cũng có cảm giác cả núi công việc đè trên đầu mình, nhiều bữa Khoa chẳng còn thời gian để ăn trưa hay chợp mắt một chút, thói quen mà anh vẫn làm để thư giãn và xả stress trước đây. Ngoài những công việc chuyên môn ra, Khoa còn phải gánh thêm cả những nhiệm vụ không tên khác như tiếp khách công ty, gặp gỡ đối tác. Mật độ đi công tác của Khoa cũng kín đặc lên khiến Khoa thấy mình xoay như chong chóng. 

Tuy nhiên, Khoa còn may mắn chán vì anh còn được lòng cấp trên lẫn cấp dưới. Riêng trường hợp Ngân, làm sếp là chuỗi ngày cô thấy mình mất nhiều hơn là được. Đang làm trưởng nhóm cho một công ty quảng cáo, Ngân được một công ty khác cùng lĩnh vực mời sang làm trưởng phòng. Mức lương hấp dẫn, những đãi ngộ còn trên cả mong đợi cộng thêm vị trí lãnh đạo nhiều người phải mơ ước, Ngân chẳng mất nhiều thời gian để suy nghĩ. Cô nhanh chóng đồng ý để tìm con đường mới cho mình. 

Thế nhưng, khi được gắn lên mình cái mác sếp, Ngân mới biết mọi chuyện chẳng dễ dàng như cô suy tính. Là “lính mới”, lại ngồi ngay vào vị trí trưởng phòng, nhiều người không bằng lòng Ngân ra mặt. Họ đơm đặt, nói xấu, bôi nhọ hình ảnh của Ngân sau lưng, thậm chí còn tỏ thái độ chống đối một cách thẳng thừng. Vốn chưa quen với vai trò quản lý cấp cao lại phải chịu quá nhiều sức ép, cấp dưới không thuận, cấp trên thúc giục cô phải nhanh chóng thể hiện khả năng lãnh đạo, Ngân thấy mọi việc dường như quá sức. 

Làm sếp giỏi ngoài những tố chất sẵn có còn là cả một nghệ thuật, biết dung hòa lòng người, biết sát sao mọi việc là cách bạn đạt được mọi thứ bạn muốn. Quan trọng hơn là đừng bao giờ đầu hàng hay gục ngã trước những khó khăn, điều đó chỉ khiến mọi người nhanh chóng nhận ra bạn chẳng xứng đáng làm lãnh đạo một chút nào.

7 công việc rất “romantic”

 Công việc này bao gồm rất nhiều khâu từ lên các cuộc họp giữa hai bên, với chủ khách sạn đến việc trang trí đám cưới và giải quyết tranh chấp giữa cô dâu và mẹ, và những việc này không lấy gì làm lãng mạn. Nhưng trong buổi hôn lễ thực sự có những giây phút rất khó quên. Chẳng gì lãng mạn hơn được nhìn ngắm cô dâu bước gần lên bục hôn lễ trong chiếc áo cưới thướt tha, nghẹn thở chờ đến giây phút cô dâu và chú rể cùng thề nguyện. 


Đối với một số người, sự lãng mạn là một bữa tối dưới ánh nến lung linh, là đoá hồng đỏ thắm, là những bộ quần áo gợi cảm hay những bài thơ tình đặc sắc… và với họ nếu được sống và làm những công việc cũng “romantic” thì không còn gì bằng. 

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu 7 công việc cho phép bạn được hưởng thụ một cuộc sống tràn ngập sự lãng mạn: 

1. Sản xuất sôcôla 

“Không những bản thân sôcôla đã rất gợi cảm, mà ngay cả quá trình sản xuất ra chúng cũng đem lại rất nhiều cảm xúc”, Tish Boil, tổng biên tập tạp chí Sôcôla, một tạp chí dành cho những nhà sản suất, bán và yêu thích món đồ ngọt lãng mạn này. 

Ông cũng cho biết thêm: “Cơ thể bạn sẽ chuyển động nhịp nhàng uyển chuyển khi khuấy và đun nóng sôcôla”. Theo như Hiệp hội bán lẻ quốc gia, 47,1% khách hàng sẽ mua sản phẩm này trong mùa lễ Valentine sắp tới. Tặng Sôcôla được biết đến là một hành động thể hiện tình yêu và rất lãng mạn. Trên tất cả, khi nó tan chảy trong miệng làm lay động mọi giác quan theo một cách rất mềm mại và gợi cảm. 

2. Tiểu thuyết gia chuyên viết truyện lãng mạn 

Chẳng có gì lãng mạn hơn việc dành cả ngày để viết lên những câu chuyện tình yêu. Những nhà văn sẽ tạo ra những nhân vật với những cảm xúc mãnh liệt. “Đối với tôi, đây là phần quan trọng nhất trong công việc. Tôi đã yêu, yêu và yêu rất nhiều cùng với các nhân vật của mình”, Debra Salonen, tiểu thuyết gia. Nghề này không chỉ rất lãng mạn mà còn tiểm ẩn nhiều lợi nhuận. Theo như hiệp hội các nhà văn quốc gia, các tiểu thuyết tình cảm tiêu thụ hơn 1,2 tỷ đô la năm 2004, chiếm 54,9 % các tiểu thuyết được bán ra. 

3. Nhân viên bán đồ lót 

Đối với một số đôi lứa, không gì lãng mạn hơn là những bộ đồ ngủ mềm mại và gợi cảm. Và những nhân viên bán hàng đóng vai trò quan trọng giúp cho các cặp đôi tìm được những bộ đồ ưng ý. Công việc này đòi hỏi bạn phải rất tinh tế nhưng nó cũng đem lại cho bạn nhiều niềm vui và cảm xúc. Đây cũng là món quà được săn tìm nhiều nhất trong ngày lễ tình yêu của những người đang yêu và sẽ yêu. Theo như thống kê hàng năm, món đồ này mang lại 1,4 tỷ đô la trong lĩnh vực bán lẻ. 

4. Chuyên gia tình cảm 

L.A Hunter, chuyên gia tình cảm và tác giả cuốn Romeo''s Playbook, sổ tay tình cảm dành cho các chàng trai, đưa gia các lời khuyên và một vài bí quyết nhằm đốt cháy tình yêu và thắt chặt thêm mối quan hệ. Nói theo cách khác, công việc của cô là dành cả ngày chỉ để nhóm lên ngọn lửa tình của những đôi tình nhân. Hunters cho biết: “Tôi yêu thích sự lãng mạn, cái cảm giác yêu và được yêu thật là tuyệt vời và tôi muốn đem cảm giác này đến cho tất cả mọi người”. 

5. Người bán hoa 

Sự lãng mạn nở rộ trong những cửa hàng bán hoa. Từ những buổi tối của những đôi tình nhân đến những đám cưới hoa luôn là biểu tượng của sự lãng mạn, hạnh phúc. Theo ước tính, 2005 có khoảng 180 triệu bông hoa hồng được bán ra trong ngày lễ tình yêu 2005 và theo như hiệp hội bán lẻ quốc gia cho biết 52,3% đàn ông mua hoa trong ngày lễ tình yêu 2006. Vì vậy, nếu bạn muốn thể hiện tình yêu của mình với một ai đó, còn chần chừ gì nữa mà không tặng ngay cho người ấy một bó hoa hồng thật to. 

6. Người lên kế hoạch đám cưới 

Nếu bạn muốn công việc của mình luôn ngập tràn trong sự lãng mạn thì đây quả là một công việc tuyệt vời. Theo như Ali Phillips, điều phối hôn lễ và chủ tịch công ty Engaging events ở Chicago, cho biết được ở quanh các đôi lứa chuẩn bị kết hôn và giúp đỡ họ rất lãng mạn.
7. Tu sĩ hành lễ 

Nếu bạn thích thú với sự lãng mạn của những đám cưới, nhưng việc lên kế hoạch và tổ chức cho một đám cưới không thuộc khả năng của bạn, hãy xem xét trở thành một tu sĩ hành lễ. Universal Life Church Monastery là một tổ chức không giáo phái phong chức cho hơn 20 triệu tu sĩ và mở cửa cho tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo. Công việc này sẽ đem lại cho bạn cảm giác sống trong những bản nhạc cưới lãng mạn và câu nói “tôi đồng ý bên anh ấy/cô ấy trọn đời”.